Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư khi đi thuê thiết kế nhà

– Sau khi tiến hành thương thảo đàm phán ký kết hợp đồng tư vấn bản vẽ thiết kế nhà đẹp. Bạn cần chuẩn bị những kỹ năng để làm việc với kiến trúc sư.

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC VỚI KIẾN TRÚC SƯ

– Lưu ý! Bạn càng hiểu về yêu cầu của mình thì ngôi nhà của mình sau này càng đẹp và tiện lợi. Hãy là “nhà thông thái” trong mắt kiến trúc sư để họ thấy rằng họ cần phải có trách nhiệm với chủ đầu tư như thế nào.

I. Đưa ra các yêu cầu thiết kế cho kiến trúc sư

– Kích thước ô đất xây dựng: Chiều dài, rộng……các phần tiếp giáp, như nhà bên cạnh, vỉa hè… Nếu ô đất hình đa giác, bạn có thể chụp ảnh sổ đỏ rồi gửi vào mail Thietkevietbac@gmail.com.

– Diện tích xây dựng: Bạn xây khoảng bao nhiêu m2? Dự kiến đặt ở vị trí nào trên khu đất. Bạn có thể vẽ sơ bộ, chụp ảnh và gửi vào Email trên cho chúng tôi.

– Khoảng cách đua ban công tối đa. Chiều cao tầng theo quy hoạch ( nếu có).

– Hướng chính của ô đất xây dựng.

kinh nghiem lam viec voi kien truc su

– Ngày tháng năm sinh của gia chủ.

– Số tầng dự kiến xây dựng.

– Kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng.

– Sơ họa công năng nhu cầu sử dụng, mẫu kiến trúc bạn mong muốn.

– Thời gian dự kiến khởi công xây dựng.

– Nếu có băn khoăn hay thắc mắc về bất cứ vấn đề gì, hãy trình bầy cặn kẽ.

Xem thêm giá thiết kế nhà đẹp mới nhất của chúng tôi tại đây

– Nếu có sở thích hay điều tối kỵ nào liên quan đến căn nhà (chẳng hạn vấn đề phong thuỷ như: Hướng đất, hướng nhà, cách bố trí phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ cúng, …) Bạn cũng nên thảo luận cùng KTS ở bước này.

– Sau khi trình bày ý kiến. Bạn nên lắng nghe lời khuyên của KTS vì có thể một số yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu thẩm mỹ và độ an toàn. Sau đó cùng với KTS hoàn thiện các yêu cầu thiết kế.

– Thường thì chủ đầu tư không thể hình dung ra tất cả các yêu cầu có thể đưa ra cho kiến trúc sư. Nên khi kiến trúc sư đang còn ở giai đoạn làm phương án hãy xem kỹ càng và trao đổi với kiến trúc sư.

– Bạn nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng để có thể đọc hiểu bản vẽ và giao tiếp với KTS.

II. Khảo sát hiện trạng khu đất xây dựng

– Bạn cần xác định được các mối liên hệ giữa công trình xung quanh với công trình chuẩn bị xây dựng, ranh giới với phần tiếp giáp xây dựng để dễ dàng định vị phần mái đua ra cũng như việc quyết định làm móng cân hay móng lệch…

– Trong trường hợp ô đất xây dựng của mình rộng thoải mái thì không cần phải khảo sát quá kỹ.

– Sơ bộ lịch sử đặc tính của đất như đất liền thổ, đất cấp phối, đất pha cát hay đất ruộng.

– Xem phần đất lân cận của các công trình khác. Cách làm móng của các công trình lân cận tương tự mình để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất.

– Chụp ảnh hiện trạng gửi cho kiến trúc sư. Bạn nên chọn các view từ xa hoặc từ trên cao để chúng tôi có góc nhìn tổng quát hơn.

III. Thiết kế phương án sơ bộ

– Đây là giai đoạn tương đối quan trọng. Hãy lắng nghe phương án trình bày của kiến trúc sư rồi làm việc với họ. Bởi đơn giản là cả đời bạn mới làm một căn nhà còn kiến trúc sư đã hiểu từng ngõ ngách ngôi nhà của bạn.

kinh nghiem lam viec voi kien truc su1

– Xem xét nhu cầu sử dụng thực tiễn nhà mình và ý tưởng của kiến trúc sư xem có chỗ nào sai khác hoặc chưa hợp lý, liệt kê thành các câu hỏi và gửi lại kiến trúc sư.

– Định hình phong cách kiến trúc và trình bày với kiến trúc sư: Phong cách cổ điển, hiện đại, nhà vườn….

IV. Thiết kế xin phép xây dựng

– Sau khi 2 bên ký kết hợp đồng và triển khai phương án sơ bộ là có thể làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng do công ty thiết kế lập. Để hoàn chỉnh một thủ tục cấp phép bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Hồ sơ xin cấp phép: Đơn vị tư vấn cấp.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công chứng: Chủ nhà.
  • Đơn xin cấp phép xây dựng: Mẫu đơn ở phòng quản lý xây dựng nơi cấp phép.
  • Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư: Đơn vị tư vấn cấp.
  • Giấy đăng ký kinh doanh: Đơn vị tư vấn cấp.

– Công ty thiết kế phải có pháp nhân và đăng ký kinh doanh phù hợp, cá nhân KTS thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề. Các bản sao có công chứng các giấy tờ trên bạn sẽ phải nộp cho cơ quan cấp phép xây dựng cùng với hồ sơ.

V. Thiết kế bản vẽ thi công

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (hay còn gọi là hồ sơ thiết kế chi tiết) bao gồm các bản vẽ thi công xây dựng là kết quả cuối cùng của quá trình thiết kế. Nên tất cả các ý kiến góp ý của chủ nhà cho đơn vị thiết kế phải được thống nhất và tuân theo tuyệt đối.

– Tránh trường hợp khi bản vẽ thi công triển khai xong khách hàng thay đổi 1 chi tiết, đồng nghĩa với việc tất cả hồ sơ sẽ dịch chuyển theo (Khoảng 100 bản A3), rất mất công cho đơn vị tư vấn. Đồng thời chủ đầu tư phải chịu chi phí phát sinh.

kinh nghiem lam viec voi kien truc su2

– Thành phần chính của hồ sơ bao gồm:

  • Toàn bộ các bản vẽ mặt bằng các tầng (bao gồm cả mặt bằng lát sàn).
  • Toàn bộ các bản vẽ mặt cắt qua nhà, các mặt đứng của nhà.
  • Các bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến trúc (cầu thang, cửa, khu vệ sinh, ban công, …)
  • Các bản vẽ tính toán kết cấu chịu lực của công trình.
  • Các bản vẽ hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện và chiếu sáng, cấp thoát nước, thông tin, điều hòa và thông gió, chống sét, …)

– Tất cả hồ sơ phải được đóng gọn gàng theo thứ tự của phần danh mục bản vẽ kèm theo. Có chữ ký của các KTS, kỹ sư thiết kế và đóng dấu của công ty thiết kế.

VI. Giám sát quyền tác giả hồ sơ từ xa

– Có rất nhiều khách hàng băn khoăn về dịch vụ giám sát của đơn vị tư vấn thiết kế sau khi bàn giao hồ sơ. Chúng tôi xin giới thiệu dịch vụ giám sát quyền tác giả hồ sơ từ xa miễn phí cho khách hàng.

– Vậy giám sát từ xa là gì? Là việc khách hàng chụp ảnh, quay phim lại quá trình thi công và gửi cho đơn vị tư vấn thông qua email, zalo, facebook, skype,… sau đó đơn vị tư vấn phản hồi lại về mặt kỹ thuật cho chủ nhà.

– Vì chụp ảnh quay phim tương đối giống với mắt nhìn thực tế nên khách hàng yên tâm về cách làm này của chúng tôi.

– Nếu các bạn cần bất cứ sự tư vấn, giúp đỡ nào thì hãy liên hệ với Xây Dựng Việt Bắc theo Hotline: 0979 575 616 để được sự tư vấn tốt nhất!

Có thể bạn quan tâm