– Bê tông siêu nhẹ là gì? Ưu nhược điểm của chúng? Quy trình xây nhà bê tông siêu nhẹ như nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ đầu tư đặt ra khi có nhu cầu tư vấn thiết kế và xây dụng tại Xây Dựng Việt Bắc.
BÊ TÔNG SIÊU NHẸ LÀ GÌ? QUY TRÌNH XÂY NHÀ BÊ TÔNG SIÊU NHẸ
I. Bê tông siêu nhẹ là gì?
– Bê tông siêu nhẹ (hay còn gọi là bê tông cách âm) là một loại vật liệu xây dựng đặc biệt được pha chế để có khối lượng rất nhẹ so với bê tông thông thường. Đặc điểm chính của bê tông siêu nhẹ là khả năng cách âm tốt và khả năng cách nhiệt nhờ vào việc sử dụng các chất phụ gia và cấu trúc tinh thể bê tông đặc biệt.
– Bê tông siêu nhẹ thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tính năng cách âm. Như xây dựng tường chia, sàn, trần nhà,… Hoặc trong việc cách âm và cách nhiệt trong ngành xây dựng. Nó có thể giúp giảm tiếng ồn từ môi trường bên ngoài và cải thiện cách nhiệt cho ngôi nhà hoặc các công trình khác.
– Bên cạnh đó các thành phần của bê tông siêu nhẹ đều hoàn toàn tự nhiên, dễ tìm kiếm nên giá thành không quá cao. Ngoài ra thì nhờ có bọt khí bên trong nên trọng lượng của chúng chỉ bằng ½ so với các loại bê tông thông thường. Nó cũng không chứa cốt thép, sỏi đá hoặc được đúc bằng khuôn.
II. Ưu điểm của dòng bê tông nhẹ
– Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay có rất nhiều gia chủ lựa chọn việc sử dụng bê tông nhẹ để xây nhà. Dưới đây là một vài ưu điểm vượt trội có ở dòng bê tông siêu nhẹ mà bạn cần nắm được:
- Đẩy nhanh thơi gian thi công xây dựng và thích hợp dành cho các dạng công trình xây dựng ngắn.
- Gía thành của vật liệu rẻ hơn so với việc sử dụng bê tông làm từ cốt thép. Điều này cũng phần nào giúp tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.
- Được đúc sẵn thành từng tấm sẽ giúp hạn chế các sai sót khi xây dựng.
- Được làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên nên sẽ không gây ô nhiễm môi trường hay tồn đọng vấn đề rác thải
- Có khả năng chịu lực tác động cường độ cao và tuổi thọ có thể lên tới 40 năm.
Xem thêm bảng giá xây nhà trọn gói mới nhất của chúng tôi tại đây
- Vật liệu không bị co rút khi nhiệt độ thay đổi bất chợt.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt so với bê tông thường.
- Có khả năng chống cháy, kháng nước tốt nên sẽ không gây ra các tình trạng bị rạn nứt tường.
- Thi công bê tông nhẹ không cần quá nhiều người cùng thi công.
- Bề mặt của bê tông nhẹ phẳng và mịn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian căn nhà.
– Qua các ưu điểm nội bật trên đây thì chắc chắn bạn cũng đã thấy được nhiều lợi ích trong việc sử dụng bê tông nhẹ để xây nhà rồi phải không nào. Đây được xem là một trong những vật liệu được sản xuất bằng công nghệ hiện đại tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng cho mọi gia chủ.
III. Quy trình xây nhà bằng bê tông nhẹ
– Quy trình xây nhà lắp ghép bê tông siêu nhẹ diễn ra dưới đây:
- Chuẩn bị 1 hệ thống móng vững chắc.
- Lắp ghép thêm hệ thống khung thép tiền chế cho căn nhà (ó vai trò thay thế cho các cột bê tông thông thường).
– Trong hệ thống khung thép được đúc sắn dựa trên kích thước mà chủ nhà mong muốn thì trước tiên người thợ cần tiến hành lắp đặt bu – lông móng để liên kết phần móng với phần khung thép. Tiếp đến là dùng máy móc để lắp đặt khung và móng thành hệ khung xương cho căn nhà.
– Cách làm này sẽ giúp gia chủ không cần phải xây riêng từng tầng như khi thi công bê tông truyền thống. Khi khung thép được dựng xong. Thợ xây sẽ xây tường bao xung quanh căn nhà. Hoặc gia chủ có thể lựa chọn làm trần nhà xong. Tiếp đó mới xây tường bao để nhanh chóng có mái nhà che nắng mưa.
– Thông thường các gia chủ lựa chọn xây nhà bằng bê tông nhẹ đều thực hiện xây trần trước. Điều này sẽ giúp cho căn nhà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động. Cũng nhờ đó mà có thêm diện tích tập kết vật liệu và rút ngắn được thời gian thi công xây dựng.