Hướng dẫn quy trình thi công móng băng

– Bạn đang chuẩn bị xây nhà? Bạn dự định làm móng băng cho ngôi nhà của mình nhưng chưa rõ cách thức thi công ra sao? Dưới đây là hướng dẫn quy trình thi công móng băng nhà ở dân dụng của Xây Dựng Việt Bắc. Bạn có thể tham khảo và áp dụng thực hiện thực tế.

QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG BĂNG

I. Móng băng là gì

– Móng băng là một loại nền móng cạn trong xây dựng. Nó được sử dụng để hỗ trợ các bức tường chịu tải hoặc một chuỗi cột. Móng băng được tạo ra bằng cách đào đất và đổ bê tông vào một dải đất rộng, nằm ngang dưới mặt đất.

– Thường thì, móng băng được thiết kế dưới dạng một thanh xi măng liền. Hoặc nhiều thanh xi măng đúc liền được kết nối với nhau bởi các thanh cốt thép. Các thanh xi măng này có độ rộng và chiều cao khác nhau tùy thuộc vào tải trọng của công trình và điều kiện địa chất tại hiện trường.

quy trinh thi cong mong bang
Chi tiết móng băng

– Các bước thi công móng băng bao gồm giải phóng, san lấp mặt bằng, công tác thép, công tác cốp pha, công tác bê tông. Móng băng cũng có thể được gia cố bằng cách đắp thêm lớp đất hoặc vật liệu cứng như đá hoặc sỏi để tăng độ chắc chắn và khả năng chịu tải.

– Móng băng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, cầu đường và các công trình công nghiệp khác. Nó là một giải pháp kinh tế và hiệu quả cho các công trình xây dựng có tải trọng nhẹ đến trung bình.

II. Hướng dẫn quy trình thi công móng băng

1. Giải phóng mặt bằng

– Trước khi thi công móng băng, việc đầu tiên bạn cần làm là giải phóng mặt bằng khu đất thi công và chuẩn bị nhân công, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình thi công móng băng nhà ở dân dụng.

Công tác chuẩn bị – Giải phóng mặt bằng

– Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi thi công bao gồm: vật liệu xây dựng như: thép, đá, cát vàng, xi măng,…. Thông thường, các vật liệu xây dựng chủ đầu tư là bên cần cung cấp và chuẩn bị sẵn. Còn các thiết bị máy móc như máy trộn bê tông, cốp pha, xe vận chuyển… sẽ được đơn vị thi công bao trọn gói và tính trực tiếp vào tiền nhân công.

2. San lấp mặt bằng

– Sau khi đã giải phóng mặt băng, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc, nhân công xong. Công việc tiếp theo của quy trình thi công móng băng là tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng, dọn dẹp khu đất xây dựng sạch sẽ để thuận tiện cho quá trình thi công.

quy trinh thi cong mong bang1
Công tác đất – San lấp mặt bằng

– Trong bước này, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:

Định vị các trục công

  • Định vị các trục công trình trên khu đất.
  • Đào đất theo trục đã định vị với kích thước đã được xác định.
  • Dọn sạch móng vừa đào, hút nước đi nếu xuất hiện nước bên dưới hố móng.

3. Công tác cốt thép

Yêu cầu chung

– Khi tiết hành thi công móng băng, cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nền đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khổi lượng thép tương ứng cần gia công.

Công tác cốt thép móng băng

– Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế, làm sạch bề mặt công trường, cốt thép được lắp ráp theo đúng thiết kế nhà đẹp. Trong trường hợp hàn nối thì phải đảm bảo đúng quy định và nên tưới ít nước đề phòng cháy cốp pha. Tiến hành kê thép bằng các cục kê bê tông đúc sẵn.

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

– Bề mặt sạch, không bị dính bùn đất, đầu mỡ. Không có vẩy sát và các lớp gỉ.

– Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.

– Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng.

Chú ý khi cắt và uốn thép: 

– Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.

– Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế.

quy trinh thi cong mong bang2
Quy trình thi công công móng băng – Cố định thép móng bằng chân chó hoặc cục kê bê tông

– Các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép). Hàn nối thép được làm sạch.

– Các đầu chờ bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi ghép cốp pha buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.

Các bước thi công:

– Cắt thép và gia công thép. Thép được chọn là thép tốt, đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.

– Đổ một lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lớp lót gạch.

– Đặt các bản kê bên trên lớp bê tông lót.

Quy trình thi công móng băng- Cắt và uốn thép trước khi đưa vào công trình

– Đặt thép móng băng.

– Đặt thép dầm móng.

– Đặt thép chờ cột.

quy trinh thi cong mong bang3
Thép sau khi đã đặt vào công trình

Chú ý: Việc cắt và uốn thép nên thực hiện tại khu đất trống, rộng nhằm bảo đảm sự an toàn cho người thực hiện. Nếu như việc cắt và uốn thép thực hiện ở đường xá, những nơi có nhiều người qua lại thì cần chú ý khoảng cách và mức độ an toàn cần thiết.

4. Công tác cốp pha

– Đặt cốp pha theo lưới thép được định trước:

  • Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết. Không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
  • Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
  • Cây chông phải đảm bảo về chất lượng và quy cách. Mật độ cây chông phải được tính toán cụ thể, gỗ chống phải được chống xuôi chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
  • Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.

– Thi công ván khuôn móng:

Công tác cốp pha hoàn tất, chờ đổ bê tông trong quy trình thi công móng băng
  • Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tầm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
  • Tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.

5. Công tác bê tông

– Đổ bê tông sau khi hoàn thành công tác cốt thép và công tác cốp pha. Bê tông thi công móng băng phải được trộn nghiêm túc, đúng quy phạm. Rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất rác có trong cát làm kết cấu bê tông được tốt hơn.

– Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác. Nếu bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.

quy trinh thi cong mong bang4
Đổ bê tông vào hố móng trong quy trình thi công móng băng

– Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ. Không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành. Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công. Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy.

– Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt phép gây sai lạc vị trí.

Móng băng sau khi hoàn thành

Xem thêm giá xây nhà trọn gói mới nhất của chúng tôi tại đây

– Trên đây là quy trình cơ bản để thi công móng băng. Tuy nhiên, việc thi công này rất phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cùng với kinh nghiệm. Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không chắc chắn về việc thi công móng băng nên tìm đến các chuyên gia hoặc các công ty chuyên về xây dựng để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm